Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
‘Kết thân’ASEAN – Nhật Bản dùng ‘đòn ngăn chặn mềm’ với Trung Quốc
Bằng các chiến dịch ngoại giao con thoi nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN, Nhật Bản có thể vừa can dự, vừa giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc đồng thời vẫn không làm mất đi đối tác thương mại lớn nhất của mình.

 



Ngay sau khi vừa nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã thăm Việt Nam.

 

Hồi tháng 1/2013, ngay sau khi vừa nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã thăm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Sang tháng 5, ông đi thăm Myanmar và sau đó là Malaysia, Singapore và Philippines trong tháng 7. Ông Abe dự kiến thăm Brunei, Campuchia và Lào trong tháng 10 tới. Lý do của những chuyến công du “con thoi” đến Đông Nam Á này của chính phủ Nhật Bản là gì? Một số người cho rằng, đó là một phần trong chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc, nhưng thực tế chiến dịch ngoại giao của Nhật Bản nhắm đến cả các lợi ích thương mại và chiến lược.

 

Các chuyến thăm Đông Nam Á của ông Abe không phải là chưa có tiền lệ. Trước đây, Nhật Bản đã nhiều lần “quay sang” Đông Nam Á, sự thay đổi chính sách đối ngoại rõ ràng của các Thủ tướng Sato, Tanaka và Fukuda. Mỗi lần các nhà lãnh đạo Nhật Bản tiếp cận Đông Nam Á, thì các vấn đề chính thường liên quan đến Trung Quốc hay những quan ngại về kinh tế Nhật Bản hoặc cả hai. Lần đầu tiên Nhật Bản quay sang Đông Nam Á là vào những năm 1950, dưới thời Thủ tướng Yoshida. Động cơ của sự chuyển hướng này chủ yếu là thương mại, khi khu vực Đông Nam Á được xem là thị trường thay thế cho Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản luôn coi trọng các mối quan hệ của họ với các quốc gia Đông Nam Á. Chiến lược này được thể hiện rất rõ ràng bằng sự hiện diện kinh tế lớn của Nhật Bản trong khu vực, dưới các hình thức viện trợ, thương mại và đầu tư, phát triển dần qua các năm.

 

Theo bình luận của tờ “Diễn đàn Đông Á”, 3 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Abe chọn đi thăm trong tháng 1/2013 phản ánh ý định duy trì các “mối quan hệ giá trị” này. Thái Lan và Việt Nam là hai điểm đến đầu tư hàng đầu của Nhật Bản trong ASEAN, trong khi Indonesia là thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa mũi tên thứ ba trong "chiến lược ba mũi tên" của ông Abe là một chương trình cải cách nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng do đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này phù hợp với Chiến lược tăng trưởng mới, được đưa ra năm 2010, nhấn mạnh việc quảng bá công nghệ cao của Nhật Bản. Sự giàu có ngày càng tăng của các xã hội Đông Nam Á và nhu cầu cao đối với cơ sở hạ tầng khu vực khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể quảng cáo các sản phẩm và công nghệ này, có thể được tài trợ thông qua các khoản vay và viện trợ phát triển của Nhật Bản.

 


Thủ tướng Abe đã liên tục đề cập đến "những giá trị chung" trong đối thoại với các nhà lãnh đạo khu vực, và một đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải, nhất là với Philippines

 

Thành tố chiến lược của các chuyến thăm này cũng được thể hiện bằng kế hoạch thăm Campuchia và Lào, việc ông Abe liên tục đề cập đến "những giá trị chung" trong đối thoại với các nhà lãnh đạo khu vực, và một đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải, nhất là với Philippines. Sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho Campuchia và Lào đang củng cố các quan hệ song phương và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hai nước này. Sự phụ thuộc kinh tế lớn của bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN nào vào Trung Quốc cũng có tiềm năng phá hoại sự gắn kết và thống nhất của hiệp hội về lâu dài. Khả năng này dẫn đến động cơ chiến lược thứ hai trong các chuyến công du Đông Nam Á của ông Abe.

 

Bằng việc tăng cường quan hệ với các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc bằng việc sử dụng một chiến lược ngăn chặn mềm. Phiên bản ngăn chặn tinh tế này rất khác với chính sách mà Hoa Kỳ đã sử dụng thời Chiến tranh Lạnh. Nhật Bản biết rằng họ chẳng được gì khi ngăn chặn Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Thay vào đó, chiến lược linh hoạt này cho phép Tokyo vừa can dự, vừa giảm bớt ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc. Có hai cách giúp Nhật Bản đạt được điều này là ngoại giao giá trị và xây dựng thể chế. Trong các cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông Abe đã liên tục đề cập đến một loạt các giá trị chung như dân chủ, nhân quyền và quy định của pháp luật.

 




Kết thân với các nền kinh tế ASEAN còn là bước đi nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở nước ngoài. (Ảnh minh họa)

 

Trong khi đó, đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải thể hiện mong muốn của Nhật Bản về sự ổn định khu vực lâu dài thông qua việc xây dựng thể chế. Trong chuyến thăm Philippines, ông Abe đã nhắc lại tầm quan trọng của việc hợp tác trong các vấn đề hàng hải và đại dương. Ông Abe có thể sử dụng cơ hội này để xây dựng các thể chế cho một bộ luật hành xử hàng hải. Việc xây dựng các thể chế hàng hải là nhằm giảm căng thẳng bổ sung cho chiến lược của Nhật Bản bởi vì việc tham gia vào bất kỳ hình thức an ninh tập thể hoặc răn đe quân sự nào cũng đang bị hạn chế bởi những yếu tố hiến pháp trong nước khác.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Lính Mỹ tới Biển Đông và bắt tay gượng với Trung Quốc (06-09-2013)
    Báo Ấn Độ nói về quan hệ quân sự Việt - Ấn trước "mối đe dọa TQ" (06-09-2013)
    Trung Quốc sẽ chiếm một vài bãi cạn ở Biển Đông trước khi đàm phán COC (05-09-2013)
    Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Thái Bình Dương (05-09-2013)
    Mỹ 'xoay trục' về Đông Nam Á, chặn yết hầu trên biển (04-09-2013)
    Trung Quốc dùng cách thôn tính Đá Vành Khăn để chiếm Scarborough (04-09-2013)
    Philippines: Duy trì đường lưỡi bò là bóp chết UNCLOS ở Biển Đông (04-09-2013)
    Mỹ đặt thêm chốt gác xung quanh Trung Quốc (03-09-2013)
    Điều gì sẽ đến nếu Syria bị Mỹ tấn công? (03-09-2013)
    Philippines: Trung Quốc có "một số hành động xâm phạm mới” trên Biển Đông (03-09-2013)
    Học giả Trung Quốc âm mưu xé lẻ Trường Sa bằng đề xuất bàn tròn 7 bên (02-09-2013)
    Trung Quốc phát triển sức mạnh QS chiếm thế thượng phong cường quốc (02-09-2013)
    Mỹ muốn dùng căn cứ quân sự Philippines trong 20 năm (02-09-2013)
    Quân đội Nhật muốn tăng ngân sách mạnh nhất 2 thập kỷ (01-09-2013)
    Trung Quốc, Mỹ, Philippines và 'ván cờ' Biển Đông (01-09-2013)
    Trung Quốc cô lập Philippines, ASEAN tập trận (01-09-2013)
    Tập Cận Bình thăm tàu sân bay - Thông điệp gì cho Biển Đông? (31-08-2013)
    Trung Quốc "hạ nhục" Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (31-08-2013)
    Sự thật đằng sau tuyên bố Philippines tránh đối đầu Trung Quốc (29-08-2013)
    Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình tác chiến mới ở Biển Đông? (29-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152753616.